Các đơn vị hành chính thuộc diện phải sắp xếp lại Đợt sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính tại Việt Nam 2019–2021

Theo thống kê của Bộ Nội vụ, có tới 259/713 đơn vị hành chính cấp huyện chưa đạt 50% tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và/hoặc quy mô dân số (chiếm 36,33%); trong đó có 199 huyện (gồm 71 huyện miền núi, vùng cao; 120 huyện đồng bằng, trung du; 8 huyện hải đảo), 21 quận, 23 thành phố thuộc tỉnh và 16 thị xã. Cấp xã cũng có tới 6.191/11.160 đơn vị chưa đạt 50% tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và/hoặc quy mô dân số (chiếm 55,46%); trong đó có 5.106 xã (gồm 1.922 xã miền núi vùng cao; 3.173 xã đồng bằng, trung du; 11 xã hải đảo), 794 phường (gồm 422 phường thuộc quận; 327 phường thuộc thành phố thuộc tỉnh; 45 phường thuộc thị xã) và 291 thị trấn.[6]

Bộ Nội vụ đề xuất trong 3 năm 2019–2021 sẽ sắp xếp lại khoảng 16 quận, huyện và 637 xã, phường, thị trấn chưa đạt 50% tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số. Sau đó, sẽ xem xét để sáp nhập 200 huyện và trên 6.000 xã có một trong hai tiêu chí diện tích hoặc dân số chưa đạt 50% tiêu chuẩn.[7]

Theo thống kê, có 20 huyện không đạt 50% cả hai tiêu chuẩn về diện tích và dân số. Tuy nhiên, có 4 huyện hải đảo hoặc cù lao là Bạch Long Vĩ (thành phố Hải Phòng), Cồn Cỏ (Quảng Trị), Cô Tô (Quảng Ninh), và Tân Phú Đông (Tiền Giang) có vị trí địa lý cách biệt nên không sắp xếp. Có 16 đơn vị hành chính cấp huyện còn lại phải sáp nhập, bao gồm:[8]

Trong đó có 6 tỉnh, thành đồng ý tiến hành việc sắp xếp 7 đơn vị hành chính cấp huyện: Cao Bằng (3), Hòa Bình (1), Yên Bái (1), Điện Biên (1), Lai Châu (1), Quảng Ngãi (2). Còn 8 tỉnh, thành đề nghị chưa tiến hành việc sắp xếp 13 đơn vị hành chính cấp huyện: Tiền Giang (1), Quảng Trị (2), Quảng Ninh (2), Quảng Ngãi (2), Lào Cai (1), Khánh Hòa (1), Hải Phòng (1), Hà Tĩnh (1).

Các tỉnh có nhiều đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện phải sáp nhập bao gồm: Thanh Hóa (71 đơn vị), Hà Tĩnh (63 đơn vị), Cao Bằng (52 đơn vị), Hòa Bình (44 đơn vị), Lạng Sơn (42 đơn vị), Thái Bình (39 đơn vị), Lào Cai (34 đơn vị), Hà Giang (33 đơn vị).

Đơn vị hành chính đầu tiên thuộc danh sách sáp nhập đã tiến hành sáp nhập là xã Kênh Giang (tỉnh Hải Dương)[9]. Ngày 10 tháng 1 năm 2019, Ủy ban thường vụ quốc hội đã phê chuẩn Nghị quyết số 623, theo đó từ ngày 1 tháng 3 năm 2019, xã Kênh Giang được sáp nhập vào xã Văn Đức của thị xã Chí Linh để thành lập phường Văn Đức, đồng thời thị xã Chí Linh cũng được chuyển thành thành phố Chí Linh trực thuộc tỉnh Hải Dương.[10]

Theo dự kiến, 42 tỉnh, thành phải sắp xếp 623 đơn vị hành chính cấp xã. Trong đó, có 39 tỉnh, thành phố đồng ý sắp xếp 518 đơn vị cấp xã. Bên cạnh đó, có 3 tỉnh mặc dù không có xã thuộc diện phải sắp xếp nhưng vẫn thực hiện theo diện khuyến khích là Kiên Giang, Bình ThuậnTây Ninh.

Như vậy, cùng với 134 xã khuyến khích sắp xếp và 374 xã liền kề có liên quan đến sắp xếp, tổng số đơn vị hành chính cấp xã thực hiện sắp xếp trong giai đoạn này là 1.026.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đợt sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính tại Việt Nam 2019–2021 http://baochinhphu.vn/Hoat-dong-dia-phuong/Cu-tri-... http://baochinhphu.vn/Utilities/PrintView.aspx?dis... http://baochinhphu.vn/Xa-hoi/Cu-tri-Gia-Lai-ung-ho... http://baochinhphu.vn/Xa-hoi/Cu-tri-Hai-Phong-ung-... http://baochinhphu.vn/Xa-hoi/Cu-tri-Quang-Nam-ung-... http://baochinhphu.vn/Xa-hoi/Cu-tri-ung-ho-thanh-l... http://mnews.chinhphu.vn/story.aspx?did=382675 http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinh... http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinh... http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinh...